Chị em nên bổ sung hến trong bữa ăn ngay lập tức vì lý do này
Ăn hến cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ
Hến là loài nhuyễn thể có vỏ hai mảnh, sống ở vùng nước lợ gần cửa sông. Ngoài việc là món ăn, hến còn là vị thuốc tráng thận cường dương và bổ tim mạch và chữa rất nhiều bệnh khác. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, bổ đủ cả ngũ tạng.
Hến là loài nhuyễn thể có vỏ hai mảnh, sống ở vùng nước lợ gần cửa sông.
Còn khoa học hiện đại phát hiện thịt hến chứa nhiều chất quý như lysine, tryptophane, histidine, cystein, taurine, lecithin và các sterol… Ngoài ra, hến có ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo omega3 nên là món ăn tốt cho người bệnh tim mạch. Thịt hến chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho người bị thiếu máu. Các chất đạm, khoáng chất và vitamin trong thịt hến khá cao, vì vậy hến là thức ăn rất tốt cho tuổi dậy thì, phụ nữ ở thời kỳ thai nghén…
“Trong 100gr thịt hến có 12,77gr protid, 13,9mg chất sắt, 0,25mg đồng, chứa nhiều vitamin B12, nhiều omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch. Cùng với cua, tôm, cá thì ngao, hến là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất”, vị lương y này khẳng định.
Trong 100gr thịt hến có 12,77gr protid, 13,9mg chất sắt, 0,25mg đồng, chứa nhiều vitamin B12, nhiều omega-3.
Chú ý khi sử dụng hến, tránh những nguy cơ tiềm ẩn đáng sợ
Nhìn chung hến rất tốt cho sức khỏe, trong đó đặc biệt tốt cho phụ nữ, nhưng những ai bị dị ứng với thủy, hải sản cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. “Hến chứa lượng purin cao, nên những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút không nên ăn. Thịt hến có tính lạnh nên người bị bệnh đau dạ dày cần phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa với thịt hến”, lương y Bùi Hồng Minh nhận định.
Nhìn chung hến rất tốt cho sức khỏe, trong đó đặc biệt tốt cho phụ nữ, nhưng những ai bị dị ứng với thủy, hải sản cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hến có nguy cơ cao nhiễm kim loại nặng từ nước như thủy ngân, cadimi va chì. Nếu ăn phải hến bị nhiễm độc, chúng ta sẽ bị nhiễm độc kim loại.
Quá trình tích tụ gây nên những tổn thương ở hệ thần kinh, thậm chí gây khuyết tật nhai nhi. Do đó, lúc này, việc ăn hến vô tình lại khiến chị em gặp họa.
Để tránh nguy cơ trúng độc, chúng ta cần phải ngâm hến vài giờ trước khi chế biến để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ thật sạch thật kỹ lớp vỏ bên ngoài.
“Để tránh nguy cơ trúng độc, chúng ta cần phải ngâm hến vài giờ trước khi chế biến để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ thật sạch thật kỹ lớp vỏ bên ngoài”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Ngoài ra, nếu bạn mắc một số bệnh dưới đây thì không được ăn hến. Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), người bị bệnh gan không nên ăn hến.
“Người bị bệnh gan thường bị thiếu men oxy hóa đồng huyết thanh. Chính vì thiếu loại men này dẫn đến cơ quan nội tạng trong cơ thể không thể đào thải lượng đồng dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, những loại thực phẩm như trai, hến lại rất giàu đồng. Nếu ăn nhiều loại thực phẩm này mà không đào thải được đồng ra khỏi cơ thể thì sẽ làm tổn thương các cơ quan nội tạng như gan, thận và não”, BS Tường Vy nói.
Nếu ăn nhiều loại thực phẩm này mà không đào thải được đồng ra khỏi cơ thể thì sẽ làm tổn thương các cơ quan nội tạng như gan, thận và não.
Hến cũng chứa nhiều purin nên những người có tiền sử bệnh gút hoặc bị gút cũng cần ăn hạn chế. Người bị đau dạ dày không nên ăn hến vì hến có tính hàn. Nếu muốn ăn, bạn phải cho một vài lát gừng tươi vào món ăn. Người gặp phải các triệu chứng dị ứng như viêm da dị ứng, rối loạn tiêu hóa… sau khi ăn hến cũng cần hết sức thận trọng, không được ăn hến tùy tiện.