Cách phân loại độ sâu của bỏng
Việc phân loại độ sâu của bỏng là cần thiết để định hướng điều trị các vết bỏng cho phù hợp. Người ta thường dựa vào nguyên nhân gây bỏng (Bỏng nhiệt do nước sôi, hay bỏng hóa chất, bỏng điện,…), thời gian gây bỏng( thời gian xảy ra bỏng như bị cháy, hay bị đổ nước sôi vào,…) diễn biến lâm sàng của người bị nạn(bỏng nhẹ, bỏng nặng theo trạng thái của người bị thương…) giúp nhận biết được độ sâu của bỏng: Bỏng nhẹ, bỏng trung bình, bỏng nặng.
> Xem thêm : Thuốc chữa bỏng bô
Bỏng nhẹ, thường là bỏng nông, dễ khỏi, thường lành nhanh và không để lại sẹo trên vết da lành. Nếu nặng hơn có thể gọi là bỏng cấp độ 1, lớp da bị bỏng đỏ, cảm giác đau rát. Bỏng cấp độ 1 này có thể là do bỏng nắng, bỏng nước sôi chỗ không có quần áo. Sau khoảng 2-3 ngày vết thương lành hẳn.
Bỏng trung bình thường là bỏng cấp độ 2, phần biểu bì bị tổn thương, ngoài hiện tượng phần da bị đỏ, đau rát, xuất hiện vết phỏng nước chứa dịch trong. Bỏng này thường do thời gian tiếp xúc nhiệt lâu, khiến cho vết thương lâu lành hơn, khoảng hơn 1 tuần, nhưng bọng nước tự vỡ, da non kèo mài và lành trở lại. Khi da non kèo mài, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng nghệ hoặc một số thuốc chống lên sẹo.
Bỏng nặng thường là diện tích bỏng lớn, hoặc có nguyên nhân từ điện, hay hóa chất, phá hủy da, bỏng ăn sâu, tới tận xương cơ, mất cả một vùng da bị hủy hoại hoàn toàn. Bỏng nặng này thường sẽ để lại nhưng di chứng vĩnh viễn, hoặc có thể gây tử vong ngay tại chỗ, Khi gặp phải những trường hợp này cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguyên nhân gây bỏng và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, cấp cứu theo yêu cầu của các bác sĩ. Không nên sử dụng những phương pháp phản khoa học có thể để lại những hậu quả đáng tiếc cho người bị nạn.
Có khoảng 80% tổng số bệnh nhân bỏng nhẹ, vết thương tự lành theo cách điều trị tại nhà, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thế. Số còn lại là bỏng trung bình, bỏng nặng cần cs hướng sơ cứu và điều trị thích hợp để tránh những hậu quả không đáng có.