9 nguyên tắc khi uống sữa đậu nành ai cũng nên biết
Tuy nhiên, nếu sử dụng sữa đậu nành không hợp lý sẽ dẫn đến những tác dụng không có lợi cho sức khỏe vì thế các bạn cần lưu ý một số điểm sau nhé:
Xem thêm:
- Công thức làm sữa ngô siêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng
- Ăn sáng thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?
- Thực đơn giảm cân bằng yến mạch và trứng gà cực hiệu quả
1. Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành
Mặc dù thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng sữa đậu nành không phải là thức uống thích hợp cho một vài đối tượng. Là một chế phẩm làm từ đậu, sữa đậu nành sở hữu hàm lượng purine tương đối cao và được xếp vào các loại thực phẩm có tính hàn.
Do đó, người mắc bệnh gout, thể chất hư hàn, tinh thần mệt mỏi và suy nhược cơ thể, hay đau bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, thận yếu… đều không nên uống.
Loại sữa này còn đặc biệt không phù hợp với những bệnh nhân mắc viêm dạ dày cấp và mạn tính. Với nhóm đối tượng này, sữa đậu nành cùng các chế phẩm từ đậu khác sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid, khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng, làm cho ruột và bao tử rơi vào trạng thái bị trướng đầy.
2. Sữa đậu nành pha cùng đường đỏ sẽ gây khó tiêu
Đường đỏ có chứa nhiều các acid hữu cơ (acid lactic, acid acetic…), vốn có thể kết hợp với protit, canxi có trong sữa đậu nành, làm mất đi dinh dưỡng vốn có của sữa và ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tiêu hóa – hấp thu của cơ thể.
3. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
4. Sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài…thậm chí ngộ độc.
5. Sữa đậu tuy ‘lành’, nhưng đừng uống khi đói
Nếu chúng ta chỉ uống sữa đậu nành khi đói, các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng, công dụng bổ dưỡng của sữa cũng vì vậy mà hư hao không ít.
Các chế phẩm từ tinh bột như bánh ngọt, bánh mỳ… đều là những lựa chọn đi kèm hoàn hảo dành cho sữa đậu nành. Tinh bột từ những loại bánh kể trên sẽ tác động cho cơ thể tiết ra dịch vị, giúp các chất bổ dưỡng có trong sữa được hấp thụ triệt để.
6. Đang dùng thuốc kháng sinh, tuyệt đối không uống sữa đậu nành
Đối với những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa tetracycline hay erythromycine, sữa đậu nành hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp. Các chất kể trên sẽ dễ dàng phân hủy những thành phần dinh dưỡng, khiến cho sữa mất đi giá trị vốn có.
Bởi vậy, chúng ta không thể coi sữa đậu nành như thức uống đi kèm đối với thuốc kháng sinh. Người bệnh chỉ nên uống loại sữa này cách ít nhất 1 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc.
7. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc
Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
Ngoài ra các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Do đó, những người thường xuyên sử dụng loại thức uống này cần lưu tâm đến việc bổ sung kẽm. Cùng với đó, những người đang trong tình trạng thiếu kẽm nên hạn chế uống sữa đậu nành
8. Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
9. Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành
Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng càng bổ, có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hòan toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.