Tham khảo cách dạy con ngoan theo phương pháp H.E.L.P

Bởi Tâm
Spread the love

Mẹ đã từng nghe nói về công thức H.E.L.P, phương pháp giáo dục con ngoan được nhiều bà mẹ trên thế giới áp dụng chưa? Giúp con phát triển với công thức H.E.L.P sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Tìm hiểu thử nhé! Biết đâu phương pháp này sẽ cực hợp với nhóc nhà bạn.

Xem thêm:

  • Cách dạy con không ăn vạ, cướp đồ chơi của mẹ Trang Hạ
  • Làm thế nào dạy con về tiền đúng cách?
  • Bố mẹ cần ghi nhớ cách đánh đòn trẻ nhỏ an toàn

giao-duc-con-tre

1. Hold Back (H): Dừng lại

“Dừng lại” ở đây không có nghĩa là mẹ can thiệp vào những chuyện đang xảy ra với trẻ ngay lập tức. Thay vì vậy, mẹ nên dành ít phút để tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ hành động như vậy. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con khóc, nằm ăn vạ hay tỏ vẻ khó chịu cằn nhằn thường không giữ được bình tĩnh liền la mắng trẻ. Cách này không làm trẻ nguôi đi mà thậm chí sẽ làm con khóc to hơn, làm tình trạng trở nên căng thẳng.

Nhung-cach-day-cua-cha-me-khien-be-giam-tri-thong-minh-1

Trẻ nhỏ chưa thể suy nghĩ thấu đáo. Vì vậy, cha mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân thật sự khiến con phải hành động như vậy. Tìm ra nút thắt cho mọi chuyện rồi mới bắt đầu tháo gỡ vấn đề. Như thế sẽ giúp mẹ hiểu được cảm nhận của trẻ, cũng như tạo điều kiện cho cha mẹ gần gũi, thân thiết hơn với con cái. “Dừng lại” là bước đầu tiên giúp con phát triển với công thức H.E.L.P mẹ nên áp dụng để dạy con ngoan ngay từ khi còn nhỏ.

2. Encourage exploration (E): Khuyến khích khám phá

An toàn đối với trẻ là điều cha mẹ hết sức quan tâm, nhưng sự quan tâm quá mức cũng phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển và nhận thức của trẻ.

main600x0_p17vqo7co9p051pa9lut1t8i1hpue

Khi còn trong giai đoạn sơ sinh trẻ đã có thể khám phá sự kì diệu của ngón tay, bàn chân hay những món đồ chơi nhiều màu sắc. Thế giới muôn màu muôn vẻ, vì vậy mẹ nên khuyến khích trẻ tự khám phá để học hỏi. Những điều cha mẹ dạy chưa chắc đã bằng việc con tự học hỏi tiếp thu.

nghich-do-an-giup-tre-thong-minh-hon

Sợ con bị bẩn, bị thương khi ra vườn chơi hay sợ con bị bạn bè bắt nạt… là lối suy nghĩ tiêu cực mẹ cần loại bỏ. Thay vào đó, mẹ nên cho co tự do khám phá, nhưng trong một giới hạn cho phép. Mẹ có thể quan sát từ xa và giúp đỡ khi bé thực sự cần.

3. Limit (L): Hạn chế, giới hạn

Cha mẹ nên đặt ra những giới hạn, hạn chế nhất định trong cuộc sống của trẻ. Quy định thời gian thức của trẻ, không để trẻ quá ham chơi mà mãi không chịu ngủ. Không nên thỏa mãn tất cả những yêu cầu của trẻ, bởi như vậy sẽ làm trẻ hình thành thói quen xấu. Cái gì cũng có giới hạn của nó và hãy dạy bảo con điều này ngay từ khi còn nhỏ.

Dạy-trẻ-biết-bảo-quản-và-nâng-niu-đồ-đạc

Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá hà khắc với con trẻ. Thỉnh thoảng cũng nhượng bộ cho sai lầm của con. Không đặt ra quá nhiều quy tắc làm ảnh hưởng đếm tâm lý trẻ

4. Praise (P): Khen ngợi

Sự khen ngợi, khuyến khích từ cha mẹ là động lực để giúp trẻ biết nỗ lực và cố gắng. Trong quá trình trẻ học hỏi hay làm điều gì đó mẹ nên khen ngợi trong quá trình trẻ làm. Cho dù trẻ có thất bại, không đạt được kết quả tốt thì một lời khen, động viện cũng giúp trẻ không quá thất vọng và sẽ cố gắng hơn trong lần sau.

“Con của mẹ giỏi quá”, “không sao đâu, lần sau con cố gắng hơn là được”, “kết quả như vậy là tốt rồi”. Dùng những câu nói vừa khen vừa động viên sẽ giúp tinh thần trẻ vui vẻ, thoải mái hơn.

parenting

Mặt khác, bạn không nên dùng những lời khen thái quá vì có thể sẽ làm cho trẻ tự mãn, kết quả như vậy là được rồi nên không cần cố gắng nữa. Những lời khen như vậy vô tình làm dập tắt đi sự phấn đấu của trẻ.