Lợi bất cập hại với 10 thói quen sai lầm khi chế biến món ăn

Bởi Tâm
Spread the love

Thông thường, việc chế biến món ăn trong gia đình thường dựa vào kinh nghiệm hoặc được truyền dạy. Có những thói quen mà nhiều người vẫn áp dụng khi chế biến món ăn lợi bất cập hại, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe bạn và cả gia đình.

10 thói quen sai lầm khi chế biến món ăn

1. Trái cây và rau củ đều gọt vỏ bên ngoài

Vì lo sợ còn dư thuốc trừ sâu trên vỏ mà nhiều người thường gọt sạch vỏ bên ngoài. Thực tế, vỏ ngoài của rau củ có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất… rất phong phú, nếu bỏ những phần vỏ này đi vô tình đã loại bỏ đi rất nhiều chất dinh dưỡng.

Để giảm dư lượng thuốc trừ sâu, tốt nhất nên rửa rau củ dưới vòi nước sạch, ngoài ra cũng có thể dùng bàn chải nhỏ để chà phần vỏ ngoài rau củ, khi bạn cảm thấy sạch rồi lại rửa sạch với nước. Ngâm rau củ trong nước sạch cũng là cách hay nhưng nhớ là không nên quá 10 phút.

Lợi bất cập hại với 10 thói quen sai lầm khi chế biến món ăn

2. Cắt, thái rau trước sau đó mới rửa

Khi sơ chế, không ít người vì tiện tay thái rau trước khi rửa. Việc này khiến rau mất đi lượng lớn chất như vitamin B, vitamin C… Hơn nữa, rau củ thái xong mới rửa, dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt vỏ càng dễ thâm nhập vào bên trong. Vì thế, bạn nên rửa sạch rau củ, sau đó để rau củ thật khô rồi mới thái. Ngoài ra, cũng không nên tận dụng nước vo gạo để rửa lại, có thể làm mất đi một lượng lớn chất vitamin B có trong đó.

3. Cắt, thái rau củ quá nhỏ

Không nên thái rau củ quá nhỏ vì thái càng nhỏ, bề mặt tiếp xúc với không khí và lòng nồi càng lớn, các chất dinh dưỡng sẽ càng mất đi nhiều hơn. Hơn nữa, một số người cũng có thói quen, thái cắt rau trước khi nấu khá lâu, việc này khiến một số vitamin dễ bị oxy hóa, như vitamin C, B, E sẽ bị mất đi.

Lợi bất cập hại với 10 thói quen sai lầm khi chế biến món ăn

4. Thời gian đun nấu lâu

Thời gian đun nấu càng lâu thì các chất dinh dưỡng càng dễ bay hơi ra không khí. Đó là chưa kể việc đun lâu có thể khiến các chất trong thực phẩm sẽ bị biến đổi thành chất gây hại. Vì thế, nếu không phải các món ninh hay hầm thì tốt nhất bạn chỉ nên tắt bếp khi đồ ăn vừa chín tới là vừa ngon lại bổ dưỡng.

5. Ướp thực phẩm bằng dầu ăn trước khi mang ra xào

Nhiều người thích đem thực phẩm ướp qua dầu ăn sau đó mới xào, làm như vậy mùi vị, màu sắc của món ăn trông sẽ ngon hơn. Tuy nhiên phương pháp nấu ăn này không chỉ gây tổn hại đến hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn, thịt được tẩm ướp qua dầu ăn rất khó tiêu hóa hơn nữa còn làm tăng thêm hàm lượng chất béo có trong thực ăn.

6. Dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao để chiên nấu

Nhiều người có thói quen khi xào nấu thường cho dầu ăn vào chảo, đợi đến khi dầu ăn sôi tới bốc khói rồi cho hành, gừng vào phi thơm sau đó mới cho thực phẩm vào xào. Lúc này nhiệt độ dầu thường ở trên mức 200 độ C, các vitamin E, phospholipid, acid béo không bão hòa có trong dầu ăn rất dễ bị oxy hóa, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng bị tổn hại.

Ngoài ra, khi xào rau, nếu để nhiệt độ nhỏ, thời gian xào lâu, một lượng lớn chất dinh dưỡng có trong rau nhau như vitamin C, anthocyannis, chất diệp lục cũng bị mất đi.

Vì thế khi xào rau bạn nên chú ý, đừng để dầu ăn nóng tới mức bốc khói rồi mới cho rau vào, khi cho rau vào nên bật lửa to để rau chín nhanh hơn nhằm giảm thiểu chất dinh dưỡng bị tiêu tan.

Lợi bất cập hại với 10 thói quen sai lầm khi chế biến món ăn

7. Cho muối vào quá sớm

Không ít người có thói quen lúc xào rau thường cho muối vào sớm, điều này không chỉ khiến cho rau xào bị ra nhiều nước, lượng lớn chất dinh dưỡng bị mất đi, mà còn khiến cho món rau bị mềm nhũn không ngon.

Nấu các món thịt nếu cho muối quá sớm làm cho chất protein sớm bị đông tụ, không chỉ khó tiêu hóa mà còn mất đi mùi vị đặc trưng của món ăn. Vì thế khi đun nấu thức ăn, đợi cho thực phẩm chín được 70% rồi mới cho muối vào.

8. Tận dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

Không chỉ ngoài hàng mà nhiều gia điình cũng tiết kiệm bằng cách tận dụng lại dầu ăn đã rán qua để tiếp tục xào và rán lại thực phẩm khác. Phương pháp nấu nướng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Bởi vì dầu sôi ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra acid béo dạng trans và các chất oxy hóa lipid độc hại, nếu tiếp tục sử dụng dầu rán này ở nhiệt độ cao các chất gây ung thư sẽ tăng nên đáng kể.

9. Tái sử dụng lại nồi đã nấu để nấu tiếp món mới

Bạn thường vô tình tiết kiệm thời gian bằng việc lấy nồi vừa chế biến món này để nấu món tiếp. Tuy nhìn trong mặt nồi có vẻ sạch nhưng vẫn còn sót lại dầu mỡ và các vụn thức ăn thừa, nếu lại tiếp tục được làm nóng ở nhiệt độ cao chúng sẽ sinh ra các chất gây ung thư như chất benzopyrene…

Vì thế, sau khi xào xong một món ăn nên rửa thật sạch nồi nấu rồi mới tiếp tục xào sang món khác, không chỉ giảm thiểu các chất gây hại mà còn phòng ngừa mùi vị của món ăn trước lẫn vào món ăn sau, ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.

10 sai lầm nấu ăn tưởng không hại mà hệ quả khôn lường

10. Vừa xào xong đồ ăn liền lập tức tắt ngay máy hút mùi

Trong quá trình xào nấu sẽ sinh ra một lượng lớn các chất có hại, máy hút mùi có tác dụng khử mùi rất tốt. Một số người có thói quen tắt máy hút mùi ngay khi vừa xào xong thức ăn để tiết kiệm điện nhưng việc này thực tế lại gây hại. Nếu lập tắt ngay máy mùi thức ăn vẫn sẽ lưu lại trong căn bếp.

Chuyên gia khuyến cáo, sau khi xào nấu xong thức ăn vẫn nên để máy hút mùi hoạt động thêm 3 – 5 phút nữa để đảm bảo các chất có hại được khử đi hoàn toàn. Ngoài ra, khi xào nấu phòng bếp nên mở cửa sổ, làm như vậy cũng giảm thiểu được các chất có hại lưu lại trong căn bếp.