Trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ như thế nào cho đúng?

Bởi Tâm
Spread the love
Trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng còn yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng nghẹt mũi vì tiếp xúc với các chất gây kích thích dị ứng, nhiễm vi rút và vi khuẩn hoặc thay đổi độ ẩm… dẫn đến các trường hợp trẻ không thở được, mệt mỏi, quấy khóc.
Xem thêm:
  • Nên tránh nói những điều này với trẻ nhỏ
  • Lời khuyên dành cho các mẹ muốn tăng chiều cao cho trẻ nhỏ
  • Khỏi lở miệng ở trẻ nhỏ chỉ trong 1 nốt nhạc

Việc dùng thuốc cảm để cứu trợ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý hơn về chứng nghẹt mũi ở trẻ để có hướng phòng ngừa tốt nhất.

Xác định nguyên nhân

Bệnh nghẹt mũi thường xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy quá nhiều bởi chất lỏng trong quá trình trẻ bị cảm, hay nhiễm vi rút, vi khuẩn. Nó gây nên cho trẻ khó ngủ, khó thở và dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng xoang (viêm xoang).

Trước khi bạn hoặc bác sĩ khoa nhi của bạn có thể cho ra quyết định một kế hoạch điều trị, bạn cần phải biết những nguyên nhân gì gây ra chứng nghẹt mũi ở trẻ. Một số dấu hiệu có thể giúp bạn biết sự khác biệt giữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút và vi khuẩn.

tre-bi-ngat-mui-dspl3Ví dụ, nếu con bạn bị chảy nước mũi, màu sắc của nó là một đầu mối quan trọng. Nước mũi lỏng, chảy nước liên tục thường gây nên bởi vi rút, mặc dù các chất nhầy có thể chuyển sang màu trắng, xanh, hoặc màu vàng trong một vài ngày trước khi trẻ bị chảy nước mũi liên tục. Nghẹt mũi do cảm thường có thể được điều trị bằng nước muối sinh lý, xông hơi…

Phương pháp trị chứng nghẹt mũi an toàn

Sau khi xác định được nguyên nhân nghẹt mũi ở trẻ là do bệnh cảm thông thường, có thể trị tại nhà, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dùng nước muối sinh lý xịt hoặc nhỏ mũi (tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng cách này dưới 7 ngày, nếu không có dấu hiệu giảm nên hỏi ý kiến bác sĩ). Bạn có thể dùng nước muối theo 2 cách:

  • Nếu bạn sử dụng thuốc nhỏ dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho cả trẻ sơ sinh), bạn nên chú ý mua loại chuyên dùng cho trẻ nhỏ và nên mua ở những cơ sở uy tín, nhỏ hai giọt vào mỗi lỗ mũi để nới lỏng các chất nhầy bên trong, sau đó sử dụng một dụng cụ hút nước muối và chất nhầy ra khỏi mũi trẻ, để tránh nước mũi bị trẻ hít ngược vào trong gây viêm nhiễm nhiều hơn.

    tre-bi-ngat-mui-dspl1Lưu ý, bạn không nên dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ, khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
  • Cách thứ hai là bạn có thể tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà bằng cách pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cà phê muối ăn. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của trẻ cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Và cũng dùng dụng cụ hút làm sạch nước và chất nhầy trong khoang mũi của trẻ. Nên lưu ý rửa, sát trùng và làm khô dụng cụ hút sau mỗi lần sử dụng.

    Mother wiping baby's nose

Có nhiều cách khác để làm thông thoáng đường mũi ở trẻ. Máy tạo hơi ẩm là một trong số đó, việc phóng thích một màn sương mát vào phòng rất là an toàn, không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh, giúp trẻ giảm khô mũi, giảm những cơn ho khò khè và giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Tắm nước ấm cho trẻ cũng là cách giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc bạn cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Nếu trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm cũng rất hiệu quả. Trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc.

imageinfos-24377_o_tam_be

Mẹo trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

1- Đặt gối nằm của trẻ sao cho đầu của trẻ cao hơn so với bàn chân.

Điều đó có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Nhưng không nên làm điều này với trẻ sơ sinh, việc bạn phải làm là nên giữ gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

image0052- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

Chất lỏng giúp chất nhầy mỏng hơn, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với các loại vi rút cũng như chống nhiễm trùng. Cần bổ sung thêm lượng nước cho trẻ bằng cách uống thêm nước nhiều lần trong ngày, uống sữa bột, sữa bò tươi, súp…

3- Nếu trẻ của bạn trên 3 tuổi, hãy dạy trẻ hỉ mũi.

Đừng làm trầm trọng hóa vấn đề và xem chuyện dạy bé hỉ mũi trở nên quá nghiêm túc. Bạn có thể dùng khí từ mũi thổi cục bông gòn đặt trước mặt cho trẻ xem và khuyến khích trẻ bắt chước tập quen với việc hỉ mũi.

tre-so-sinh-bi-so-mui-1-1 Ví dụ, xem ai dùng mũi thổi khí làm cục bông gòn di chuyển xa hơn. Sau đó, bạn dạy trẻ hỉ mũi một bên sau khi trẻ đã quen với việc hỉ mũi hai bên, bạn hướng dẫn trẻ dùng 1 tay ấn một bên mũi, thổi khí ra từ mũi còn lại, đổi bên qua lại sau mỗi lần thi thổi khí làm cục bông gòn di chuyển xa hơn.