Nếu muốn nhanh mang thai, bạn cần làm việc này từ nhiều năm trước
Nhóm khoa học gia đã tính toán số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Anh được chuẩn bị về mặt dinh dưỡng cho việc mang thai. Có 508 người tham gia cuộc nghiên cứu.
Tổng cộng, 96% có hàm lượng sắt và folate từ chế độ ăn thấp hơn mức khuyến nghị dành cho sản phụ. Những thiếu hụt này hoàn toàn có thể được giải quyết trong vòng chưa đầy 1 tháng.
Muốn nhanh mang thai, hãy chuẩn bị thật tốt về mặt dinh dưỡng.
Trưởng nhóm nghiên cứu cũng cho biết, cần thêm nhiều nỗ lực dài hạn hơn nữa để giải quyết tình trạng gia tăng béo phì ở những người chuẩn bị làm mẹ. Theo kết quả nghiên cứu, hơn 1/4 sản phụ bị thừa cân hoặc béo phì. Số cân dư thừa trong thai kỳ này có thể làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, chuyển hóa, miễn dịch và thần kinh sau này ở trẻ.
Khoa học cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng béo phì ở nam và chất lượng tinh trùng yếu kém – vốn có thể tăng nguy cơ cho những đứa trẻ tương lai, dù bằng chứng không được rõ ràng như đối với nữ.
Các chuyên gia y tế kết luận, phần lớn phụ nữ ở độ tuổi sinh sản không được chuẩn bị đầy đủ về mặt dinh dưỡng để mang thai. Từ đó, tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe lâu dài của đứa trẻ.
Các chuyên gia y tế kết luận, phần lớn phụ nữ ở độ tuổi sinh sản không được chuẩn bị đầy đủ về mặt dinh dưỡng để mang thai.
Những chị em có ý định lập gia đình và mong muốn nhanh có thai thường được khuyên cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực, lành mạnh, ví dụ như bỏ rượu và dùng các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất trong vòng khoảng 3 tháng trước khi nỗ lực có thai.
Nhưng các chuyên gia cho biết, một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất đối với phái nữ là phải có cân nặng khỏe mạnh trước khi thụ thai. Điều này thường đồng nghĩa với việc những thay đổi tích cực để đảm bảo chất lượng cho chế độ ăn nói riêng, lối sống nói chung cần được bắt đầu từ nhiều năm trước.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, học sinh cũng nên được dạy về tầm quan trọng của chế độ ăn lành mạnh, nhằm chuẩn bị cho tương lai trở thành cha mẹ sau này của các em.
Giáo sư Judith Stephenson, đứng đầu nhóm nghiên cứu, chia sẻ: “Giai đoạn trước khi mang thai là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng. Bởi sức khỏe của người mẹ, bao gồm cân nặng, quá trình trao đổi chất và chế độ ăn có thể ảnh hưởng tới nguy cơ bị các bệnh mãn tính trong tương lai của trẻ. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần xem xét lại các chính sách y tế công để giúp giảm nguy cơ này.
Số cân dư thừa của người mẹ trong thai kỳ này có thể làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, chuyển hóa, miễn dịch và thần kinh sau này ở trẻ.
Hiện, người ta tập trung nhiều vào những yếu tố nguy cơ như thói quen hút thuốc lá hay uống rượu quá nhiều. Dù chúng rất quan trọng nhưng còn cần cả những chuẩn bị lâu dài về mặt dinh dưỡng để mang thai, đối với cả người cha và người mẹ”.
Giáo sư Janice Rymer, Phó chủ tịch Đại học Hoàng gia về sản phụ khoa (RCOG), bày tỏ, cô thực sự lưu tâm tới kết quả của nghiên cứu trên. “Nghiên cứu này cho thấy những bằng chứng rõ ràng và đầy thuyết phục về tầm quan trọng của dinh dưỡng cũng như lối sống trong giai đoạn chuẩn bị mang thai”.
Nguồn: Telegraph