Làm thế nào để trị mùi hôi chân ?
Dưới đây là một số phương pháp điều trị mồ hôi chân đang được áp dụng hiện nay
Điều trị bằng điện di ion
Người bệnh sẽ ngâm chân trong một loại dung dịch có dòng điện cường độ thấp từ 10 mA đến 20 mA chạy qua để ức chế các tuyến mồ hôi chân hoạt động trong 20 phút. Bạn cần phải tiến hành thường xuyên khoảng 2 – 4 lần/tuần và giãn cách dần thời gian thực hiện tùy theo khả năng đáp ứng. Thực hiện lặp lại sau 6 tháng nếu tình trạng đổ mồ hôi tái phát trở lại.
Điều trị mồ hôi chân bằng cách tiêm thuốc
Một loại độc tố sẽ được tiêm vào vùng da ở mặt trong của lòng bàn chân nhằm ngăn chặn các tín hiệu từ não chuyển đến hạch giao cảm điều khiển quá trình bài tiết mồ hôi chân. Phương pháp này chỉ có hiệu quả trong vòng 4 – 20 tháng, người bệnh cần phải thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả kiếm soát mồ hôi chân như mong muốn. Tuy nhiên phương pháp này có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Phương pháp cắt hạch giao cảm thắt lưng
Nội soi cắt hạch giao cảm thắt lưng là một phương pháp hiện đại phá hủy các hạch giao cảm điều khiển bài tiết mồ hôi chân. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây khá nhiều biến chứng nguy hiểm (liệt dương ở nam giới). Vì vậy, nó rất hiếm khi được thực hiện và chưa được áp dụng được tại Việt Nam.
Sử dụng chất chống mồ hôi chân bôi xoa ngoài da
Một số chất có thể bịt kín lỗ chân lông, nhờ đó giảm bớt lượng mồ hôi chân tiết ra. Các chất này thường là Hydroxy clorua nhôm; muối nhôm clorua, muối nhôm sulfate… Tác dụng thường không duy trì được lâu và đòi hỏi bạn phải dùng thường xuyên, liên tục.
Thuốc uống điều trị mồ hôi chân
Một số loại thuốc kháng cholinergic có thể làm giảm tiết mồ hôi nhờ khả năng giảm tính kích thích quá mức của hệ thần kinh giao cảm.
Sử dụng thảo dược trong điều trị mồ hôi chân
Sử dụng một số loại thảo dược cũng có khả năng thiết lập lại sự ổn định của hệ thần kinh giao cảm cùng hoạt tính săn se bề mặt da, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ để ngăn vi khuẩn phát triển gây mùi khó chịu
Một số mẹo vặt chữa mồ hôi chân có thể thực hiện tại nhà dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát phần nào chứng bệnh này:
– Uống thật nhiều nước.
– Ăn nhiều thực phẩm giúp làm mát cơ thể, giàu vitamin B1, magie, canxi như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá tươi, sữa chua, các loại đậu… Hạn chế uống rượu bia, cà phê, ăn các đồ cay nóng với nhiều gia vị như tiêu, tỏi, ớt…
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức, tập yoga, thiền
– Mang giày vải, hoặc giày hở mũi, dép để đôi chân được thông thoáng, buổi tối ở nhà nên đi chân trần.
– Nên thay đổi giày thường xuyên, tốt nhất không đi 1 đôi giày 2 ngày liên tiếp, nên sử dụng miếng lót khử mùi khi mang giày.
– Thay đổi tất (vớ) hằng ngày, nên lựa chọn những đôi tất thấm hút mồ hôi tốt (trên 80% cotton) và có khả năng chống mùi hôi.
– Ngâm chân bằng nước trà xanh, lá tía tô hãm, nước muối ấm, nước gừng, nước pha giấm hoặc pha bột yến mạch để ngâm trong 10 – 15 phút mỗi ngày.
– Rửa chân hằng ngày với xà phòng diệt khuẩn, sau khi rửa thì lau khô chân, nên lau lại 1 lần nữa với cồn y tế.