Các loại bệnh thường gặp khi cho trẻ đi bơi

Bởi Tâm
Spread the love

Mùa hè nóng bức, khó chịu lại đến. Nhiều ông bố, bà mẹ thường thích đưa con đến các bể bơi, vừa để tắm mát, vừa rèn luyện sức khỏe. Bơi thực tế là một môn thể thao rất tốt giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, có một số lưu ý đặc biệt với cha mẹ khi cho con đi bơi, nếu không bé sẽ có thể bị nguy hại đến tính mạng.

Xem thêm:

  • 10 lời khuyên dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh trong mùa hè
  • Lời khuyên dành cho các mẹ muốn tăng chiều cao cho trẻ nhỏ
  • Bố mẹ cần ghi nhớ cách đánh đòn trẻ nhỏ an toàn

cach-phong-benh-cho-be-khi-di-boi-2

Bệnh tai mũi họng

mach-ban-cach-phong-benh-khi-di-boi

Khi đi bơi bạn rất dễ mắc các bệnh tai, mũi, họng nếu nước hồ bơi không được xử lý sạch sẽ. Môi trường trong tai, mũi, họng là vô trùng, chỉ có rất ít các vi khuẩn trú ngụ nhưng không gây bệnh. Và nếu trong quá trình bơi bạn không may để nước bể bơi lọt vào trong tai, mũi, họng thì nguy cơ vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bộ phận này là rất cao. Khiến cho các bạn đối mặt với nguy cơ bị viêm họng cấp, viêm mũi, hay viêm tai giữa gây giảm thính lực.

Bệnh về mắt

Khi bơi các bộ phận trên cơ thể đều phải tiếp xúc với nước, nhưng mắt là bộ phận cực kỳ nhạy cảm luôn cần phải bảo vệ. Nếu bạn không đeo kính bơi để bảo vệ thì mắt có nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh là rất cao. Đặc biệt căn bệnh dễ lây nhất là đau mắt đỏ do tiếp xúc với vi khuẩn qua nước hồ bơi.

nho-mat-benhvn

Lưu ý: Để nhận biết được hồ bơi có hoàn toàn sạch sẽ hay không thì ba mẹ nên lựa chọn những bể bơi không có mùi kể cả mùi clo. Bởi mùi clo chính là chất Chloramines, sản phẩm kết hợp giữa clo và vi khuẩn, nước tiểu, mồ hôi.

Tiêu chảy, bệnh về đường tiêu hóa

Nguồn nước trong bể bơi là điều kiện cho ký sinh trùng tiêu chảy Cryptosporidium phát triển. Mầm bệnh này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Vì vậy, mẹ hãy tắm rửa sạch sẽ trước khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh cho bé. Tuyệt đối không cho bé đi bơi trong thời gian bé vẫn còn bị tiêu chảy, để tránh truyền bệnh cho người khác.

Đuối nước trên cạn

Thông thường, khi đi bơi về, các bé sẽ rất mệt, việc các bé kêu buồn ngủ cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, ba mẹ hãy hết sức lưu ý giấc ngủ của con sau buổi bơi nhé! Trong nhiều trường hợp, các bé sẽ ngủ một giấc thật sâu rồi tỉnh dậy bình thường. Nhưng cũng có một số trường hợp hiếm gặp là bé ngủ li bì, thậm chí sùi bọt mép và…ra đi mãi mãi. Các chuyên gia nói đây là hiện tượng “đuối nước trên cạn”.

5_117741

Đuối nước trên cạn xảy ra khi bé trong quá trình bơi bị uống phải nước, đôi khi chỉ là lượng nước rất nhỏ nhưng không may nó vẫn đủ để khiến phổi không hô hấp được. Chính vì thế, nếu chẳng may con bạn bị sặc nước hay uống phải nước trong quá trình bơi, bạn hãy luôn chú ý đến con trong vòng 72 giờ sau đó, tránh trường hợp con bị đuối nước trên cạn mà mình không hay biết hoặc không xử lý kịp sẽ để lại hậu quả khôn lường.

Viêm tai giữa, viêm tai ngoài

Trẻ bị viêm tai giữa thường bị sốt, sau đó xuất hiện chảy mủ, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu đó thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám.

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa thường sống trong môi trường nước bẩn, là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ngoài. Khi bị nhiễm trùng tai ngoài, tai thường bị ngứa và viêm đỏ, thỉnh thoảng có mủ chảy ra.

Bệnh phụ khoa

7c576b7f-861c-4f27-b4e4-b2e604851676

Hồ bơi là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây hại. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, nguồn nước không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng viêm nấm, viêm đường sinh dục ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của trẻ sau này.