Mẹo chọn mua hoa quả và đồ lễ Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ có một số mặt hàng đặc trưng như các loại hoa quả, rượu nếp, thịt vịt… không thể thiếu trong mâm cơm cúng. Để lựa được đồ ngon và vừa ý, chị em nên tham khảo một số kinh nghiệm lựa chọn đồ lễ ngay sau đây.
Cách sắp mâm lễ cúng và Văn khấn Tết Đoan Ngọ
Cách nấu rượu nếp kiểu Bắc cho ngày Tết Đoan Ngọ
Đón Tết Đoan Ngọ bằng rượu nếp cẩm truyền thống
Chọn hoa quả
Mận là loại hoa quả được lựa chọn nhiều trong dịp Tết Đoan Ngọ. Năm nay, 5/5 Âm lịch là thời điểm mận đang chính vụ, giá phải chăng từ 20000 đồng-25.000 đồng/kg. Khi mua mận, nên chọn những quả còn nguyên lớp phấn vì nó vừa mới hái còn tươi ngon. Quả mận ngon có lớp vỏ căng, mọng, đỏ. Không nên mua quả có vết đốt của côn trùng hay đã bị bầm dập.
Những quả nắn qua mềm, đỏ nhưng nếu có vết bấm móng tay hay côn trùng cắn có thể ngọt nhưng sẽ không ngon. Những quả mận còn cuống tươi là quả mận ngon. Không nên chọn quả mận có lớp vỏ nhiều phần xanh, có thể bị chua.
Với xoài, chọn những quả không bị thâm, bầm dập. Cầm quả xoài lên cảm giác chắc tay, có nhiều vết thâm li ti, toàn bộ quả có lớp da căng. Phần trên cuống chín vàng, khi bạn ấn nhẹ không có dấu hiệu nát hay bị rách lớp vỏ.
Khi bạn mua dưa hấu cần chọn những quả có bên ngoài căng, không có sần, u cục gồ lên. Nếu có hiện tượng này có thể dưa đã bị để dưới ánh nắng mặt trời nhiều giờ. Nếu dưa hấu có các đường vằn trên thân thì nên chọn quả có các đường vằn đều nhau, khoảng cách tương xứng và cân đối. Tránh mua những quả dưa đã bị thối, dập nát. Quan sát phần cuống còn tươi nên mua, nếu cuống héo, vàng úa hay dễ gãy như rơm tức là đã bị héo.
Quả dưa ngọt có nhiều nước thường cầm lên chắc tay. Ở đỉnh dưa cũng tiết lộ phần nào về độ tươi, ngon. Cụ thể, quả dưa tròn có đỉnh lõm sâu tức là quả dưa đã chín, ngọt. Nhưng với quả dưa dài thì đỉnh dưa lõm vào trong có thể đã chín quá, có thể bị úng, ăn không ngon.
Dùng tay gõ vào bên ngoài quả dưa nếu tiếng vang to, bộp bộp tức là dưa tươi, nhiều nước. Nếu dưa ít nước hay héo không có tiếng vang khi gõ.
Rượu nếp
Rượu nếp là mặt hàng được mua nhiều nhất trong dịp Tết Đoan Ngọ. Để đảm bảo không phải chen chân thì chị em nội trợ nên đặt mua sớm và dặn người bán chuẩn bị sẵn để tiết kiệm thời gian. Rượu nếp có hai loại là rượu nếp trắng và rượu nếp cẩm. Mức giá bán dao động từ 60.000 đồng – 90.000 đồng/kg. Khi mua rượu nếp bạn cần dùng mũi để kiểm tra hương vị. Vị rượu nếp ngon là có độ cay, mùi nồng, hơi chua. Nếu rượu nếp có mùi lạ, đã nổi mốc trắng tuyệt đối không nên mua.
Bạn có thể ăn thử, nếu đảm bảo được vị thơm, ngòn ngọt, tê nồng ở đầu lưỡi sẽ là loại cơm rượu nếp ngon, đảm bảo chất lượng. Nếu có vị ôi, chua quá mức cần xem xét có thể đã để lâu hoặc bị thiu. Cơm nếp về bản chất không quá khó khi nấu. Nhưng để nấu được rượu nếp ngon phải chọn được loại men rượu ngon mới cho thành phẩm không bị sượng. Khi bạn ăn thử rượu nếp, các hạt còn cứng là rượu nếp chưa chín hoặc bị sống, sượng. Các hạt nếp phải mềm có đủ độ dẻo và mùi thơm.
Chọn mua vịt cúng Tết Đoan Ngọ
Khi mua vịt cần xem ở hậu môn, nếu có hiện tượng chảy nhớt và phân đó là vịt bị bệnh. Bà nội trợ nên chọn vịt đã trưởng thành, vì vịt còn non có thịt nhão, kém chắc và không thơm. Nhận diện vịt non đơn giản với các dấu hiệu như mỏ mềm và kích thước to. Còn vịt đã trưởng thành có mỏ cứng và kích thước nhỏ. Vịt đảm bảo an toàn là vịt không bị ốm, dịch, cơ thể vịt nhanh nhẹn, mắt không lờ đờ, vịt đi lại trong chuồng không có hiện tượng nằm rệp xuống.
Đặc điểm nhận diện vịt ngon cần lưu ý là ngực căng và phao câu tròn.
Nếu dùng tay ấn vào phần thịt trên cơ thể vịt thấy bị lõm có thể vịt bị bơm nước. Để chọn được vịt ngon và yên tâm, bà nội trợ nên chọn vịt còn sống rồi yêu cầu người bán giết mổ vịt tại chỗ. Tuy nhiên, sau khi đã làm sạch, về nhà vẫn cần dùng muối xát lớp bên ngoài để khử mùi hôi và đảm bảo vệ sinh.