Sai quá sai khi mẹ mắc phải những lỗi cho trẻ uống thuốc nguy hiểm đến tính mạng

Bởi Tâm
Spread the love

Cho trẻ uống thuốc là “cơn ác mộng” với cả bố mẹ lẫn bé. Nhiều bé không chịu hợp tác khi uống là chuyện quá đỗi bình thường. Trẻ giãy giụa không uống, bố mẹ giữ chân tay, thậm chí bóp mũi chỉ để đưa thuốc vào miệng bé. Việc cho trẻ uống thuốc không đúng cách và những sai lầm kéo theo sẽ gây nhiều tác hại đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Thậm chí, có trường hợp ảnh hưởng cả tính mạng bé con.

Sai quá sai khi mẹ mắc phải những lỗi cho trẻ uống thuốc nguy hiểm đến tính mạng

6 sai lầm tai hại mẹ thường làm khi cho con uống thuốc

1. Véo mũi, ấn lưỡi ép con uống thuốc

Trẻ nhỏ không chịu uống thuốc là chuyện thường gặp. Và trong hầu hết mọi trường hợp, khi nịnh nọt, dỗ dành, đe doạ không còn công hiệu, nhiều chị em đã phải đi đến cách cuối cùng là bóp mũi hoặc dùng thìa ấn lưỡi cho con mở họng để đút thuốc vào.

Các bác sĩ cho biết, đây là một phương pháp sai lầm, thậm chí có nguy cơ gây nghẹt thở, sặc đường hô hấp dẫn đến tử vong.

Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này, đó là cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho con về lợi ích của thuốc, cũng có thể chuẩn bị một phần thưởng nho nhỏ cho bé để con hợp tác tốt hơn với mẹ trong việc uống thuốc.

2. Nói với con “Thuốc này ngọt như kẹo!”

nhung sai lam khi cho con uong thuoc co the "lay mang" tre ma 80% me mac phai - 1Để con chịu uống thuốc, nhiều chị em khác lại hay dỗ dành bé bằng câu nói dối quen thuộc “Thuốc này ngọt như kẹo”. Trong trường hợp thuốc đắng, khó uống, trẻ sẽ dần cảm thấy mất lòng tin với cha mẹ, lần tiếp theo bạn định cho con uống thuốc sẽ trở nên khó khăn gấp bội.

Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này, đó là mẹ hãy thẳng thắn nói với con, thuốc này có vị hơi khó uống, hơi đắng nhưng con sẽ uống rất nhanh thôi và sau đó là hết ngay.

3. Cho trẻ dưới 5 tuổi nuốt viên thuốc

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hầu hết các loại thuốc đều được sản xuất dưới dạng chất lỏng. Tuy nhiên khi bé lớn hơn một chút, có thể bạn sẽ gặp phải trường hợp thuốc dạng viên. Vừa uống thuốc vừa uống nước để trôi là một kỹ năng không phải bé nào cũng thực hiện được và có thể xảy ra trường hợp viên thuốc bị kẹt lại trong đường tiêu hoá, gây nguy cơ tổn hại niêm mạc. Nếu không chắc chắn về khả năng nhai nuốt thuốc của con, mẹ nên nghiền viên thuốc thành dạng bột và pha nước cho bé uống.

4. Tự ý thay đổi liều lượng

nhung sai lam khi cho con uong thuoc co the "lay mang" tre ma 80% me mac phai - 2

Một số cha mẹ cảm thấy rất khó khăn để cho con uống thuốc nên khi thấy cho bé uống được vài lần, triệu chứng bệnh thuyên giảm thì quyết định tự ngừng uống thuốc giữa chừng hoặc khi thấy triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn thì lại tự ý tăng liều lượng. Hành động này rất nguy hiểm bởi thuốc nào cũng có tác dụng phụ và nếu uống sai liều lượng có thể gây ra ngộ độc cấp tính nghiêm trọng.

5. Tự ý kê thuốc cho con theo lời mách bảo

Thói quen thường thấy ở các gia đình Việt là tin lời…hàng xóm, người thân hay thậm chí một người vu vơ tư vấn trên mạng xã hội hơn là lời bác sĩ. Khi con ốm, nhiều bà mẹ thường tự ý kê thuốc cho con theo lời mách bảo của những người có con cái từng bị bệnh hoặc có triệu chứng tương tự. Chúng ta không thể biết được những đứa trẻ có cùng triệu chứng bệnh có thực sự là cùng do một nguyên nhân hay không, do đó, đừng dại dội cho con mình uống thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

6. Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Theo quy định của bác sĩ và quy định của mỗi hãng dược phẩm, từng loại thuốc lại có một cách uống khác nhau. Trước khi cho em bé uống thuốc,mẹ cần kiểm tra tên của túi thuốc, ngày, số lượng, chú ý thời gian uống trước hay sau bữa ăn…