Nên và không nên làm gì khi bị bỏng

Bởi Tâm
Spread the love

Các tai nạn bỏng chủ yếu xảy ra trong chính gia đình hoặc nơi làm việc. Theo những số liệu điều tra mỗi năm có khoảng 195000 người bị bỏng, các trường hợp bỏng xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Và ngày nay bỏng đã trở thành vấn đề y tế cộng đồng cần được quan tâm. Dưới đây là những khuyến cáo khi bị bỏng.

> xem thêm : http://ongthoanbong.com.vn/2016/thuoc-chua-tri-bong-nuoc-soi-ong-thoan-bong.html

vet bong

Nên:

  • Cởi bỏ bớt quần áo, tháo bỏ các vật dụng trên người nạn nhân, khu vực bị bỏng để tránh bỏng nặng hơn, cũng như thuận lợi hơn trong việc sơ cứu.
  • Làm mát vết bỏng nhanh chóng bằng cách mở vòi nước mát chảy lên vết bỏng.
  • Nếu là bỏng hóa chất, cần làm loãng bớt hóa chất và loại bỏ hết hóa chất với nhiều nước sạch.
  • Nếu là bỏng lửa, cần dập lửa bằng cách cho nạn nhân lăn tròn hoặc dùng chăn phủ lên, dùng nước hoặc các phương tiện chữa cháy để dập lửa.
  • Bỏng điện cần tháo bỏ các vật dụng truyền điện, nguồn điện bằng các dụng cụ cách điện như gậy khô, củi gỗ, gậy nhựa.
  • Sau khi hạ nhiệt cho vết thương cân băng nhẹ vết thương với gạc sạch, và nhanh chóng chuyển tới cơ sở ý tế gần nhất.

Không nên:

  • Không cấp cứu cho nạn nhân nếu người cấp cứu chưa đảm bảo an toàn khi bỏng có nguyên nhân do điện, hóa chất, dầu lửa,…
  • Không đắp đá lên vết thương vì có thể làm tổn thương sâu thêm.
  • Không sử dụng các loại thuốc như mỡ, nghệ, dầu mù u,.. lên vết bỏng
  • Không nên ngâm vết thương quá lâu trong nước mát, có thể làm hạ thân nhiệt người bị nạn.
  • Không nên làm vỡ bóng nước của vết bỏng khiến cho vết thương lâu lành hơn.
  • Tránh bôi các loại thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.