Cách nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Cuộc sống con người khó có thể tồn tại được nếu thiếu nước. Và một điều nhức nhối, ngày càng được cảnh báo là tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm trầm trọng. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân.
Tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm, đặc biệt ở thành thị đang diễn ra phổ biến. Thực tế, nước sinh hoạt bẩn có tác động không nhỏ tới sức khỏe người dân. Sử dụng nước bẩn một thời gian dài đã khiến nhiều người thường gặp các vấn đề về sức khỏe như các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, da sạm, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư,.. Nếu nồng độ quá lớn thậm chí có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, thâm tím, và gây tử vong rất nhanh.
Bên cạnh đó, việc nguồn nước bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân và điều kiện thuận lợi bùng lên các dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng, tiêu chảy, bại liệt, giun sán, viêm não, đau mắt hột, nấm,…
Cách nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm qua màu sắc và mùi:
– Nước có mùi tanh, có mầu xanh vàng sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn: Có thể sử dụng nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước, nếu thấy chuyển sang màu tím thì nước đã nhiễm bẩn.
– Nước có mùi nồng, khó chịu như thuốc sát trùng là nước bị nhiễm clo. Hầu như tất cả nguồn nước máy đề sử dụng phương án sục clo và ozon khử trùng ở đầu nguồn, mùi clo nồng vào buổi sáng người sử dụng lấy nước là do lượng clo, ozon dư trong nước.
– Nước có mùi khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol và clo.
– Nước có mùi thum thủm, trứng thối là nước nhiễm H2S (ít gặp)
– Mặt nước có váng đen, nấu thức ăn khó chín, gây mảng bám vào các dụng cụ là nước cứng (cụ thể là nguồn nước có chưa muối canxi và magie), nước nhiễm mangan.
Biện pháp xử lý trước mắt nếu nước sinh hoạt nghi ô nhiễm
– Luôn luôn đun sôi nước trước khi sử dụng.
– Uống nước mới sau 24 giờ (bởi sau 24 giờ đồng hồ, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại).
– Gợn nước sau khi để lắng và phơi dưới ánh nắng 1,2 ngày, sử dụng các phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính, dạng phun mưa