Chấp nhận 20 nghịch lý cuộc đời, bạn sẽ không còn cảm thấy khổ
Tôi thấy người xưa nói đúng lắm: “Đời này chẳng ai làm khổ mình, chỉ tự ta làm ta khổ”. Lùi 1 bước tiến 3 bước là vậy, khi thấy cuộc sống quá rối rắm và mệt mỏi, hãy lùi lại, giở bài viết này ra và sẽ thấy, chẳng có gì là khó.
Đây là 20 chân lý cuộc sống, đôi khi rất ngược đời nhưng chúng phản ánh vô cùng chính xác tâm lý của con người. Hiểu rồi thì bạn nên bớt o ép mình vào những nguyên tắc hà khắc mà cứ thả ra, duỗi ra để sống cho khỏe nhé.
20 nghịch lý cuộc đời nên biết chấp nhận
1. Bạn càng cố gây ấn tượng với người khác thì người ta lại chẳng thấy có gì thú vị. Bởi vậy mới nói, “cố quá là quá cố”, cố gắng thành ra giả tạo, gượng gạo, làm tụt cảm xúc của người khác. Tốt nhất là cứ bình thường thôi và đừng cho ai là đặc biệt.
2. Bạn càng thành thật về những lỗi lầm của mình, người ta càng nghĩ rằng bạn hoàn hảo. Bởi vì bạn thoải mái với sự không hoàn hảo của mình, nên người ta sẽ nghĩ bạn “perfect”.
3. Cái gì càng sẵn có, bạn càng không thích. Con người thích những cái gì quý hiếm. Tình cảm cũng vậy, càng đầy thì càng vơi.
4. Bạn càng nghĩ chuyện gì là khó khăn, thì nó sẽ trở nên khó thật. Chẳng hạn, bạn nghĩ rằng làm quen với anh chàng đó sẽ cực kì khó, bạn bày ra đủ cơ hội để gặp chàng, bày ra đủ chuyện tình cờ để nhìn thấy nhau nhưng rốt cuộc cũng chẳng dám tiến tới làm quen. Hóa ra đâu có phải như vậy, chuyện nhỏ như con thỏ cứ tự làm khó mình làm chi.
5. Bạn càng sợ chết thì càng khó tận hưởng cuộc sống. Có câu thế này: “Cuộc sống co lại hay mở rộng tỉ lệ thuận với lòng can đảm của bạn”.
6. Bạn càng ít quan tâm đến người khác, thì cũng đồng nghĩa bạn ít quan tâm đến bản thân. Chúng ta thường đối xử với người khác theo cách mà ta đối xử với chính mình. Điều này có thể không rõ ràng nếu chỉ quan sát từ bên ngoài. Nhiều người đối xử ác với người khác thật ra cũng tàn nhẫn với bản thân lắm.
7. Nếu bạn ghét 1 đặc điểm nào ở người khác, thì đặc điểm đó chính là sự phản chiếu một phần con người bạn nhưng bạn không chịu thừa nhận, không thể chấp nhận. Chẳng hạn, bạn chê người ta mập nhưng thực tế bạn phải cố nhịn ăn để cho ốm, bạn chê người ta xài hoang phí vì bạn không có tiền để xài hoang.
8. Người quá đa nghi thì cũng không đáng tin. Người luôn cảm thấy bất an, nhìn ai cũng bằng con mắt nghi ngờ thì bản thân họ đang ngầm phá hoại chính những mối quan hệ của mình. Một cách mà người ta dùng để bảo vệ bản thân chính là khiến người khác tổn thương trước.
9. Bạn càng có nhiều lựa chọn, thì bạn càng chẳng thấy cái nào được, chẳng có gì thỏa mãn bạn 100%. Đó chính là nghịch lý của sự lựa chọn. Bởi vì khi có nhiều lựa chọn, thì rủi ro chọn nhầm của bạn càng cao. Vì vậy dù bạn chọn cái nào thì rốt cuộc vẫn sẽ không vui với quyết định của mình.
10. Càng không cần gì cả thì bạn sẽ có được tất cả. Không chạy theo một người đàn ông giàu có, tài năng, đẹp trai, hết lòng hết dạ với bạn… thì bạn sẽ có được người đó.
11. Bạn càng muốn giữ ai ở bên mình thì vô tình bạn càng đẩy người ta ra xa. Đây chính là hậu quả của chuyện ghen tuông. Một khi tình cảm đã trở thành trách nhiệm, thì chúng sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Chẳng hạn nếu bạn cứ buộc chàng cuối tuần phải đi chơi với mình, thì thời gian 2 bạn ở bên nhau dường như là vô nghĩa.
12. Càng tranh cãi với ai thì càng không thể thuyết phục người ta đồng ý với bạn được, bởi vì phần lớn các cuộc tranh luận thiên về cảm xúc và cái tôi, sự chủ quan của cá nhân. Nó hiếm khi vì mục đích logic của sự việc, mà lại thiên về thắng – thua.
13. Người nào càng tin rằng mình thông thái thì họ lại càng chẳng biết gì. Nhà triết học Bertrand Russell từng nói: “Thế giới đầy những kẻ ngốc nghĩ mình khôn và những người thông minh luôn cho rằng mình thiếu hiểu biết”.
14. Bạn càng thất bại nhiều lần thì xác suất thành công của bạn càng cao. Có thể bạn đã nghe những ví dụ này nhiều lần: Edison đã thử nghiệm 10.000 lần mới phát minh thành công bóng đèn dây tóc, Michael Jordan từng bị đuổi khỏi câu lạc bộ ở trường học. Thành công đến từ sự cải thiện để cho tốt hơn, và muốn cải thiện thì phải đi đường vòng hoặc đường thẳng chứ không có đường tắt.
15. Bạn càng e ngại làm điều gì, thì nhiều khả năng bạn sẽ làm nó. Ở đây không bàn đến những chuyện mạo hiểm chết người mà đề cập đến cuộc đấu trí để vượt qua chính mình, vượt qua những vết thương trong quá khứ và theo đuổi mơ ước của mình.
Chẳng hạn như vượt qua nỗi sợ để tìm việc làm mới, nói chuyện trước công chúng, thử kinh doanh riêng, đứng lên bảo vệ chính kiến của mình, lần đầu tiên thú nhận một điều gì đó… Tất cả đều khiến bạn sợ, bởi vì chúng đáng thực hiện nên chúng mới trở nên đáng sợ như vậy.
16. Càng học, bạn càng nhận ra mình chẳng biết gì. Mỗi khi bạn hiểu ra một điều gì đó, thì trong đầu bạn lại nảy sinh nhiều câu hỏi hơn.
17. Chúng ta càng dễ kết nối với nhau thông qua các phương tiện sẵn có, thì chúng ta càng thấy cô đơn. Thế giới ngày càng trở nên cô đơn và trầm uất trong vào chục năm gần đây, do đó hãy sống thực với mình. Những cái gì quá ảo sẽ khiến bạn bớt tự tin trong đời thực.
18. Bạn càng sợ thất bại, bạn càng dễ thất bại.
19. Điều duy nhất chắc chắn chính là chẳng có gì chắc chắn. Hiểu được điều này bạn sẽ bớt bi lụy và trông chờ hơn.
20. Điều duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi.
Tác giả: Mark Manson
Read more at http://bestie.vn/2016/08/20-nghich-ly-cuoc-doi-doc-de-khoi-thac-mac-sao-minh-kho#Q6ktvrrJr927lG8i.99