Làm thế nào để thoát thân khỏi đám cháy
Thời tiết hanh khô, cộng với những sự cố bất ngờ chính là nguyên nhân của không ít những vụ cháy. Làm thế nào để trang bị cho bản thân những kĩ năng cần thiết để thoát thân khỏi đám cháy một cách an toàn?
Xem thêm
- Cách thoát khỏi xe ôtô khi đang chìm xuống nước
- Kĩ năng thoát chết ngạt ở tầng hầm khi đi siêu thị
- Kỹ năng thoát hiểm ai cũng nên ghi nhớ
Khi gặp phải hỏa hoạn, chúng ta thường có rất ít thời gian để phản ứng, suy nghĩ. Nếu không có những kĩ năng cơ bản, càng ở trong đám cháy lâu, tính mạng mỗi người sẽ càng bị đe dọa. Do đó, điều quan trọng là phải bình tĩnh để quan sát và xử lí mọi tình huống xảy ra.
1. Tìm cách dập lửa
Khi phát hiện có đám cháy, nếu cháy nhỏ thì trước hết nên tìm cách dập lửa. Có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn, nước hoặc bất cứ hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.
Trong trường hợp đám cháy quá lớn, không thể dập lửa thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm.
2. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:
– Không nên cố thu những đồ giá trị
– Không tìm hiểu nguyên nhân của đám cháy.
– Đặc biệt khi ra ngoài, bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh.
– Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa. Nếu thấy ấm, đừng mở, bởi mặt kia của cánh cửa đang cháy. Hãy dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
– Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào.
3. Hãy bò trên sàn nếu có khói
Thực tế, nhiều người tử vong trong đám cháy là do ngạt khói.
Dành cho những ai chưa biết, một trong những lý do khiến nhiều người thiệt mạng nhất trong các vụ hỏa hoạn chính là khói. Cái thứ khói ấy có thể chứa cực kỳ nhiều thành độc hại: CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ… trong đó CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong.
Nếu hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn, làm cho ngộ độc ập đến nhanh chóng.
Và nếu đã hiểu được sự nguy hiểm của khói, bạn cũng sẽ nhận ra tầm quan trọng của bí kíp di chuyển chúng tớ sẽ nêu dưới đây, về cách di chuyển an toàn để không bị ngạt khói khi hỏa hoạn xảy ra.
Bình tĩnh! Sau đó xác định vị trí phát hỏa
Nêu nhiều nhưng vẫn phải nhắc lại, đó là trong những lúc như thế này cần thực sự bình tĩnh để xử lý mọi việc được hiệu quả.
Tiếp đó, phải xác định vị trí xảy ra hỏa hoạn. Nếu ở tầng cao hơn, hãy nhanh chóng di chuyển xuống tầng thấp và thoát ra ngoài.
Còn đối với trường hợp khói xuất phát từ các tầng dưới thì tương đối nguy hiểm, vì khói bốc lên trên rất nhanh, có thể phủ kín thang bộ sau vài phút.
Việc xử lý ra sao lúc này sẽ tuỳ thuộc vào tính chất của toà nhà nữa. Nếu như bạn đang ở một tầng gần với mặt đất, hoặc ở trong toà nhà không quá cao bạn có thể tìm cách di chuyển xuống dưới hoặc thoát ra ngoài.
Còn nếu ở các chung cư cao tầng, hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng, vì di chuyển trong môi trường dày đặc khói quá lâu sẽ khiến bạn gục ngã trước khi thoát.
Nếu lối thoát hiểm có nhiều khói bao trùm thì nên sử dụng khăn, quần áo hoặc các loại bằng chất liệu cotton nhúng nước và trùm lên mặt, mũi để tránh hít phải khói độc.
Di chuyển đúng cách
Phương pháp di chuyển cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm độc khói – đó là cúi thấp người, hoặc bò, trườn trong nếu khói quá dày đặc. Khói chỉ bốc lên trên, và mặt sàn chính là nơi ít khói nhất.
Trước đó, hãy thấm ướt một mảnh vải (hoặc bất cứ thứ gì có thể thấm được nước và… bịt được mồm) cuốn quanh mũi và miệng. Mảnh vải đó sẽ trở thành mặt nạ phòng độc tạm thời, giúp bạn lọc khí và thở dễ dàng hơn một chút.
Và nếu như trong trường hợp khẩn cấp buộc phải chạy, hãy nhớ luôn giữ mảnh vải đó trên miệng. Nó sẽ giúp bạn hạ thấp nguy cơ sốc khói, gây bất tỉnh nhân sự.
Tóm lại, bí kíp di chuyển để tránh ngạt chỉ nằm ở 3 yếu tố: bình tĩnh, di chuyển thấp, và che mặt lại để không hít khói độc mà thôi.
Bò trườn, hoặc chạy cúi thấp
Bên cạnh đó, nên bò khom người ở những nơi có nhiều khói để có thể lấy dưỡng khí vì thường khói sẽ bay ở trên cao.
4. Không nên quay lại đám cháy
Khi ra ngoài được, bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.
Nếu quay lại đám cháy cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.
5. Khi ở những tòa nhà cao tầng
– Hãy quan sát lối thoát hiểm. Tìm biển in chữ màu xanh với dòng EXIT để chạy theo hướng đó.
– Nhanh chóng ra ban công, cửa sổ để đội cứu hộ có thể quan sát thấy.
– Nếu có cháy tuyệt đối không sử dụng thang máy, vì khi xảy ra cháy nổ thì điện có thể mất bất cứ lúc nào, nếu mất điện thì sẽ bị kẹt lại trong thang, lửa cháy đến sẽ rất nóng và bị khói.
6. Khi chưa thể thoát ra ngay lập tức
– Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể.
– Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.
– Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
– Hãy ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp.
– Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn.
Tổng hợp