Thực hư chuyện Vitamin E giúp làm mờ vết sẹo
Rất nhiều cách làm mờ sẹo đã được đưa ra trên cách phương tiện đại chúng. Nhiều loại kem được cho rằng có khả năng làm mờ vết sẹo dù mới bị hay là đã lâu năm, nhờ vào lượng vitamin E nằm trong các sản phẩm này. Nhưng liệu vitamin E có thực sự có ích cho việc làm mờ sẹo không?
Theo như Bác sĩ Phillip Artemi, một chuyên gia trong ngành da liễu, thì câu trả lời là không. Ông cho biết không như những gì được quảng cáo, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E thực chất không có ảnh hưởng đến sẹo.
“Mọi người thường sử dụng các loại kem giàu vitamin E ngay khi thấy sẹo, nhận thấy sự tiến triển và họ nghĩ rằng nó thực sự có hiệu quả. Sự thực không phải vậy” Vị bác sĩ nói. Sau khi sẹo được hình thành, trong vòng 12 tháng vết sẹo sẽ tự động co lại và mờ đi. Quá trình này sẽ luôn xảy ra dù bạn có bôi kem hay không.
Collagen, một loại protein dạng sợi nằm trong lớp biểu bì của cơ thể, là một trong những thành phần cấu tạo nên sẹo. Và đúng là sự có mặt của vitamin E trong người ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và cơ chế phân bố của các sợi collagen.
Nhưng Bác sĩ Artemi lại cho rằng việc bổ sung vitamin E không giúp ích nhiều cho lượng collagen đã có sẵn trong cơ thể mỗi khi vết thương lành lại và đang lên sẹo.
Vài nghiên cứu đã kiểm chứng và đưa ra kết quả khá tin cậy về lời nói của giáo sư. Không chỉ vậy, một trong số đó còn cho thấy rằng việc quá lạm dụng vitamin E có thể dẫn đến dị ứng da hay viêm da.
Các bác sĩ da liễu hiện giờ đã thống nhất rằng vitamin E không có giúp ích cho sẹo.
Đừng tốn quá nhiều tiền vào các phương thuốc chưa được xác thực
Vậy nếu vitamin E không làm mờ sẹo, liệu có còn phương pháp nào khác thực sự hiệu quả không?
Ngay cả các sản phẩm từ lô hội, chanh, các loại dầu hay kem bôi cũng đều bị bác sĩ Artemis cho là không có tác dụng. Thử nghiệm trên thỏ cho thấy tinh dầu chiết xuất từ tỏi có tác dụng tương đối tốt với sẹo nhưng lại không có tác dụng đối với sẹo trên cơ thể người.
“Rất nhiều người đang làm giàu trên những sản phẩm thực chất lại vô tác dụng”
Một phương pháp khá hiệu quả làm sử dụng băng mềm quấn xung quanh để giữ lại độ ẩm, nhằm giảm thiểu tối đa việc hình thành sẹo.
Nguyên lý các phương pháp điều trị sẹo hiện nay
– Dùng chất hóa học tái tạo lớp da: Sử dụng chất hóa học (như TCA) để ngăn chặn sự phát triển của sẹo, giúp cơ thể có thời gian sản sinh ra sợi collagen trong quá trình hồi phục vết thương
– Tiêm chất làm đầy: Chất hóa học này khi được bơm vào da để làm giảm độ sâu của vết sẹo
– Sử dụng kim châm: Kim siêu nhỏ sẽ được đưa vào dưới lớp biểu bì, nhằm phá vỡ các tế bào sẹo, thúc đẩy việc hình thành lớp collagen mới
– Phương pháp subcision: Tương tự phương pháp trên nhưng thay vào đó sử dụng kim dưới da để phá vỡ liên kết của các sợi cấu thành sẹo, giúp cải thiện ngoại hình
Bác sĩ Artemis khuyên chúng ta nên bảo vệ vết sẹo, không để dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào và nên mát xa vài phút mỗi ngày.
Một vài loại băng đặc biệt, như băng quấns silicon, rất hiệu quả trong việc giữ độ ẩm cho vết thương.
“Việc lưu giữ độ ẩm giúp cho sẹo lành nhanh nhất có thể. Bạn có thể bôi kem Vaseline hay sử dụng các sản phẩm khác có tác dụng tương tự trong việc ngăn ngừa không khí tiếp xúc với vết thương.”
Sử dụng trong vòng 12 tuần liên tiếp, mặc dù trong vài trường hợp bác sĩ khuyến cáo nên quấn từ 6 đến 12 tháng.
“Hãy luôn nhớ rằng dù sử dụng biện pháp gì thì cũng đều phải có thời gian. Một vết sẹo đôi khi chỉ mất vài tháng là mờ, nhưng đôi khi mất hàng năm trời. Nếu muốn hết ngay thì bắt buộc phải cần đến sự can thiệp của các biện pháp thẩm mỹ như dùng tia lade, kim châm hay tiêm thuốc”
Sẹo trên cơ thể một số người có thể khó chữa hơn
Một số người sẽ có thể bị nặng hơn mặc dù đã chữa đúng cách
Một số nhóm người sau cần chú ý hơn khi sẹo đang hình thành
– Người châu Á hoặc những người có da màu tối – có các chỉ số sinh hóa đặc biệt trong tế bào khiến cho các collagen hoạt động không ổn định
– Trong độ tuổi 10-30, đặc biệt những người dữ da
– Những người bị sẹo ở một số vị trí đặc biệt trên cơ thể, ví dụ ở xung quanh tai hay hàm, hoặc ở bất kỳ vị trí nào hoạt động nhiều trên cơ thể.
Nhưng cho dù bạn có bị sẹo nặng hay nhẹ, các chuyên gia đều đưa ra là lời khuyên là sử dụng các sản phẩm chứa vitamin E đều không có tác dụng trong việc nhanh chóng làm mờ sẹo hơn.
Phillip Artemi là một bác sĩ tư chuyên khoa da liễu. Trước đây, ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Thư ký, Giám đốc và Chủ tịch Hiệp hội Da liễu trực thuộc trường Cao đẳng Da liễu Australia.