Liệu có đánh thuế được các mạng xã hội: Facebook, Google, Uber,…?

Bởi Tâm
Spread the love

Công nghệ thông tin ngày càng bùng nổ, xã hội càng thích ứng được với những thay đổi mới cả về chất lượng và hình thức. Các ngành dịch vụ hữu hình đều được đánh thuế còn riêng với các sản phẩm số hóa, dường như việc đánh thuế là rất khó. Vậy Việt Nam có những chính sách gì để có thể đánh thuế cho các mạng xã hội Facebook, Google,… như hiện nay? Đây là những câu hỏi khiến các nhà lãnh đạo cảm thấy khó xử.

  • Tìm hiểu nguyên nhân tài khoản Facebook của bạn bị hack
  • Hướng dẫn Lấy lại mật khẩu facebook bằng cách sử dụng tài khoản google
facebook
facebook

Thừa nhận việc quản lý thuế đối với các loại hình cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, kinh doanh qua các nội dung số đang còn nhiều thách thức, Tổng cục Thuế cho biết trong thời gian tới sẽ tìm nhiều biện pháp đẩy mạnh quản lý thuế với các đối tượng này.

Thực trạng nhiều tập đoàn đa quốc gia đang lợi dụng lỗ hổng trong sự tương tác của hệ thống thuế khác nhau để làm giảm mức thu nhập chịu thuế và chuyển giao lợi nhuận tới các nước có cơ sở thuế hạn chế, hoặc mức thuế phải nộp thấp.

Trong khi đó, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra quá trình thay đổi trong mô hình và tập quán kinh doanh theo phương thức truyền thống. Đơn cử như lĩnh vực bán hàng truyền thống qua sàn thương mại điện tử hay website thương mại điện tử có Ebay, Amazon, Alibaba, Tabao…

Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trên nền tảng công nghệ như Google, Facebook, Uber, Easy taxi, Grab taxi… Hoặc các lĩnh vực kinh doanh tài sản vô hình như game, ứng dụng cho thiết bị di động thông qua các chợ ứng dụng…

  • Cách lấy lại mật khẩu facebook bằng điện thoại
  • 7 Thủ Thuật Để Có Những Tiêu Đề Bài Viết Tốt Nhất Trên Facebook
google
google

Bất bình đẳng với doanh nghiệp trong nước

Theo ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), các tiến bộ hiện đại trong công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều loại hình kinh doanh mà về cơ bản, có quy mô lớn hơn và hoạt động kinh doanh trên một khoảng cách xa hơn về mô hình kinh doanh truyền thống.

“ Chính điều này đã tạo ra một thách thức không nhỏ về thuế nảy sinh trong nền kinh tế số đối với thu thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh không hiện tại nước tạo ra giá trị hàng hóa” – Ông Nam thẳng thắn nhìn nhận.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng điểm lại những vụ việc đáng chú ý đã được các cơ quan truyền thông đưa ra, liên quan đến vấn đề này như: Tính hợp pháp và nghĩa vụ thuế của mô hình hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ kết nối vận chuyển của Uber; tính hợp pháp và nghĩa vụ thuế của hoạt động kinh doanh tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số.

Hoặc việc quản lý thuế với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google, Facebook; việc cung cấp dịch vụ ứng dụng và game thông qua chợ ứng dụng của Apple, Google trên thiết bị di động; tình trạng quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh hàng hóa truyền thống trên mạng xã hội trên facebook…

Uber
Uber

Sẽ “siết” quản lý thuế

Theo Tổng cục Thuế, những mô hình kinh doanh này cũng đang tác động vào sân chơi thiếu bình đẳng giữa các nhà cung cấp nước ngoài và các nhà cung cấp trong nước, không phản ánh chính xác được sự thâm hụt trong cán cân thương mại quốc tế và chứa đựng nhiều rủi ro cho người tiêu dùng tại nước đặt ra giá trị hàng hóa.

Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ ra những thách thức mà cơ quan thuế phải đối mặt khi quản lý các doanh nghiệp kinh doanh và cung cấp các loại hình dịch vụ này.

Trước hết, làm thế nào để xác định đúng doanh thu cũng như là lợi nhuận của những doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế số phát sinh tại nước tạo ra giá trị hàng hóa?

Thứ hai, làm thế nào để giành quyền đánh thuế đối với các giao dịch về dịch vụ và tài sản vô hình xuyên biên giới phát sinh trong nền kinh tế số?

Thứ ba, làm thế nào để xác định dữ liệu tại nơi phát sinh thu nhập, cơ sở thường trú hay đặc điểm thu nhập như thế nào để quản lý thuế. Trong đó, những vấn đề cần tập trung như:

Nguồn phát sinh thu nhập được xác định là nơi đặt máy chủ thực hiện hoạt động kinh doanh? Hay là nơi tạo ra giá trị hàng hóa?

Cơ sở thường trú theo khái niệm truyền thống không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh trong môi trường số hóa khi tổ chức/cá nhân nước ngoài không cần hiện diện thường xuyên; có kho hàng hoặc một địa điểm kinh doanh cố định tại một nước ký kết.

Xác định loại hình hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế số, không còn phù hợp với việc phân loại thu nhập trong chính sách thuế hiện nay và trong các ngành kinh tế.

Do đó, ông Nam cho biết trong thời gian tới Tổng cục Thuế sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các bộ ngành liên quan trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử để đảm bảo công bằng, minh bạch với các doanh nghiệp khác.