Đón Tết Đoan Ngọ bằng rượu nếp cẩm truyền thống
Rượu nếp cẩm rất có lợi cho sức khỏe, giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol,… Trong văn hóa người Việt, rượu nếp cẩm còn là món quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ của nhiều gia đình.
Cách nấu rượu nếp kiểu Bắc cho ngày Tết Đoan Ngọ
Cách làm rượu nếp cẩm
Độ khó: 5/10
Bạn cần chuẩn bị
– Gạo nếp cẩm: 500gr
– Men ngọt: 20gr (khoảng 1,5 cái)
– Giấy bạc (bạn có thể dùng lá sen hoặc lá chuối để thay thế)
Bước 1“>Bước 1. Để áp dụng cách làm cơm rượu nếp cẩm này thì từ đêm hôm trước, bạn đã cần ngâm gạp nếp cẩm cho gạo mềm ra, như vậy nấu sẽ nhanh chín hơn (thời gian ngâm là khoảng 8 đến 10 tiếng).
Bước 2“>Bước 2. Sau đó, bạn vo sạch gạo, vừa vo vừa nhặt bỏ các hạt thóc hoặc hạt gạo bị hỏng ra.
Bước 3“>Bước 3. Tiếp theo, bạn cho gạo vào nồi cơm điện, thêm một lượng nước xâm xấp mặt gạo rồi đậy vung lại, nhấn nút nấu thì nấu cơm thông thường. Thỉnh thoảng, bạn có thể mở vung nồi ra để kiểm tra xem cơm rượu nếp cẩm đã chín mềm chưa, nếu thấy cơm bị khô thì bạn đổ thêm một ít nước sôi vào rồi lại nhấn nút Cook nhé.
Bước 4“>Bước 4. Khi cơm nếp cẩm đã chín mềm, bạn xới cơm ra mâm, dàn đều ra cho cho nhanh nguội.
Bước 5“>Bước 5. Trong khi chờ cơm nếp cẩm nguội thì bạn tiến hành làm men nhé. Bạn dùng dao cạo bỏ lớp vỏ trấu và lớp vỏ màu nâu ở bên ngoài của men. Sau đó, bạn cho men vào cối và dùng chày giã nhuyễn.
Bước 6“>Bước 6. Thông thường, các bà, các mẹ hay dùng lá chuối hoặc lá sen để ủ rượu nếp, sẽ cho ra mùi thơm rất đặc trưng. Nếu các bạn ở thành phố không kiếm được lá sen, lá chuối thì có thể sử dụng một miếng giấy bạc to để ủ cũng được nhé. Nhưng bạn cần nhớ là phải cắt một vài lỗ giữa miếng giấy trước khi ủ nhé.
Bước 7“>Bước 7. Khi cơm nếp cẩm đã nguội, bạn dùng một chiếc rây để rắc men phủ đều lên cơm. Sau đó dùng đũa đảo thật nhẹ tay cho men trộn đều với cơm nhé.
Bước 8“>Bước 8. Bạn cho cơm nếp cẩm đã trộn men vào tờ giấy bạc và gói kín lại.
Bước 9“>Bước 9. Tiếp theo, bạn đặt một chiếc đĩa vào nồi rồi đặt gói cơm nếp cẩm lên trên. Sau đó, bạn đậy kín vung lại để ủ rượu nếp. Sau khoảng 2 ngày, cơm sẽ tiết ra nhiều nước và có mùi thơm đặc trưng. Nếu muốn cơm không tiếp tục lên men nữa thì bạn đặt cơm vào tủ lạnh để hãm men nhé.
Như vậy là chỉ với một vài bước đơn giản là bạn đã thực hiện xong cách làm rượu nếp cẩm ngon rồi. Khi ăn, bạn múc cả cơm và nước rượu ra bát, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, hơi cay cay cẩm và mùi thơm phức của rượu nếp. Nếu thích, bạn còn có thể trộn sữa chua với rượu nếp cẩm, thêm chút đá bào là đã có ngay món ăn giải nhiệt mùa hè rồi.