Ăn nghệ có lành như nhiều người nghĩ?

Bởi Tâm
Spread the love

Nghệ luôn được coi là dược liệu và gia vị lành. Do suy nghĩ đó mà nhiều người sử dụng nghệ không có liều lượng và nghĩ an toàn nên dùng thoải mái. Dĩ nhiên nghệ là thần dược có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh, giúp mau lành vết thương… Nhưng không vì tác dụng tốt của nghệ mà có thể sử dụng quá nhiều. Bởi nếu dùng nghệ sai cách, những tác dụng phụ mà nghệ gây ra có thể gây nguy hại tới sức khỏe và tính mạng người sử dụng.

Theo Livestrong, một người lớn khỏe mạnh có thể bổ sung 300-500 mg nghệ mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi sử dụng thậm chí phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi đang dùng aspirin hoặc vừa trải qua phẫu thuật.

Ăn nghệ sai cách gây nên những tác hại gì?

Đau bụng

Nghệ có tính cay nên sử dụng chúng trong thời gian dài có thể gây đau bụng. Nếu muốn tránh tác dụng phụ này, bạn nên dùng bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày.

Tiêu thụ curcumin với lượng lớn còn kích thích tuyến thận bài tiết cortisol – một chất có tính kháng viêm cao. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.

Ảnh hưởng quá trình đông máu

Nguy hiem tu viec an nghe sai cach hinh anh 1
Nên sử dụng nghệ ở lượng cho phép và tham khảo bác sĩ nếu có tiền sử bệnh đông máu. Ảnh: Livestrong.

Trong nghệ chứa một số hợp chất nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ.

Kích thích tử cung

Theo New Health Guide, nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Nếu bị rong kinh kéo dài, chị em không nên sử dụng tinh bột nghệ vì có tác dụng khai thông khí huyết, khiến tình trạng rong kinh trở nên nặng hơn.

Tiêu chảy và buồn nôn

Mặc dù chất curcumin được biết đến với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cùng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân dị ứng.