Làm thế nào để học giỏi?

Bởi Tâm
Spread the love

Học tập luôn là nền tảng để làm giàu và thành công trong tương lai, nếu không thực sự có kiến thức vững vàng thì thành công sau này chỉ có thể có được nhờ vào may mắn. Làm thế nào để học giỏi là một câu hỏi khó và phải trả lời tùy vào năng lực và môi trường của mỗi học sinh. Tuy nhiên có những yếu tố cơ bản mà khi tìm hiểu nó bạn sẽ trả lời được câu hỏi này, chúng được đề cập dưới đây.

shot_140217_154928

Phương pháp học giỏi hơn

1. Có một môi trường phù hợp cho việc học tập và nghiên cứu. Bạn cần ít nhất là một bàn học với một môi trường yên tĩnh và ánh sáng đầy đủ, với những người muốn nghiên cứu thì cần có thêm các công cụ khác như bản vẽ, dụng cụ chuyên ngành. Một môi trường học tập tốt là môi trường giúp bạn không bị phân tâm bởi các yếu tố môi trường khác như TV hay tiếng nói của thành viên trong gia đình.

2. Lựa chọn phương pháp học phù hợp. Mỗi người sẽ có một phương pháp học phù hợp khác nhau, nếu bạn có trực quan tốt thì nên chọn phương pháp học tập qua hình ảnh hoặc trình chiếu. Nếu bạn thấy sau khi viết bạn sẽ dễ nhớ kiến thức hơn thì phương pháp nên chọn là ghi chú.

3. Nghỉ ngơi giữa quá trình học tập. Các nghiên cứu cho thấy, nếu bạn đầu tư nghiên cứu và học tập trong 20 phút liên tục, ngay sau đó bạn nên dành ra 10 phút thư giãn cho bộ não thực hiện việc lưu giữ kiến thức. Nếu bạn cảm thấy mình bị stress, ngay lập tức quên đi các kiến thức vừa học và tìm cho mình một phương pháp giảm stress.Sau đó bắt đầu lại, học tập với việc lặp đi lặp lại là một phương pháp rất tốt.

4. Tự kiểm tra kiến thức đã học. Ngay sau khi bạn cảm thấy mình đã ghi nhớ tất cả các kiến thức vừa mới học, thực hiện một phương pháp kiểm tra để một lần nữa giúp ghi sâu kiến thức vào trí nhớ. Phương pháp kiểm tra có thể dựa trên một đề thi, thực hiện một bài tập thực hành hoặc trắc nghiệm bới một người bạn hoặc thành viên khác trong gia đình.

Học giỏi có rất nhiều yếu tố liên quan đến trí nhớ. Đây là hướng dẫn về cách làm thế nào để có một trí nhớ tốt hơn!

5. Tránh nhồi nhét kiến thức. Không nên nhồi nhét kiến thức vì nó có thể làm quá tải và bão hòa bộ não. Bạn có thể miệt mài ôn luyện vào đêm hôm trước để phục vụ kỳ thi sáng nay, bạn làm tốt nhưng thông thường những kiến thức dạng này dễ dàng bị bộ não loại bỏ ngay sau đó không quá một tuần. Hãy phân chia quá trình học tập thành các giai đoạn và bắt đầu thực hiện theo các thời kỳ để có hiệu quả học tập thực sự.

shot_140217_155027

6. Lựa chọn kiến thức chuẩn. Luôn có một quy chuẩn, học tập để ghi nhớ vốn không dễ dàng và sẽ thật lãng phí nếu bạn học nhầm kiến thức không chính xác. Internet là môi trường tốt để bạn tìm hiểu nhưng hãy biết cách chọn lựa thông tin. Tham khảo thêm các trang web khác nhau về cùng một vấn đề để có cái nhìn đúng đắn hơn.

7. Tự tin trước khi học tập. Tự tin giúp bộ não sáng suốt hơn và hiệu quả tốt hơn trong việc ghi nhớ. Luôn nhắc nhở bản thân mình rằng “mình có thể” hay “không gì là không thể”.

8. Chăm chỉ học tập. Chăm chỉ là cần thiết nhưng bạn cũng phải có một “phương pháp chăm chỉ” đúng cách. Không nên ngồi một chỗ đọc các tài liệu về chuyên ngành bạn đang nghiên cứu mà nên đem nó ra trao đổi với mọi người hoặc thực hành nó.

shot_140217_155103

9. Có một mục tiêu trước. Rất nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn “học để thi”, nhưng rõ ràng đó là một mục tiêu vô dụng. Thay vì thế hãy đề ra mục tiêu ” học để làm được điều này”. Nó chắc chắn có ích hơn.

Mẹo hay để học giỏi hơn

  1. Quản lý tốt quỹ thời gian bạn có. Tốt nhất nên có một thời gian biểu hợp lý, bạn sẽ thấy tất cả những việc bạn làm trong quỹ thời gian trở nên cực kỳ hiệu quả.

  2. Hạn chế xem TV, nghe nhạc và các trò chơi giải trí yêu cầu sự tập trung cao. Chúng bắt bộ não của bạn phải lao động và trở nên khó khăn hơn trong việc ghi nhớ.
  3. Tập trung vào công việc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, tránh các phương pháp nghỉ ngơi gây ra sự phân tâm.
  4. Nhấn mạnh các điểm quan trọng trong bài học, điều này rất có ích trong các kỳ thi.
  5. Học kèm với thực hành, cố gắng thực hành ngay khi bạn vừa tiếp thu một kiến thức mới.
  6. Trong lớp học, luôn cố gắng chú ý nghe giảng. Đặt ra các câu hỏi ngay khi bạn thấy thắc mắc và yêu cầu giáo viên giải đáp.