Đột nhiên thức dậy giữa đêm thì nhớ không làm điều này kẻo mang bệnh vào thân
Giấc ngủ là một chức năng cơ bản của cơ thể và ai cũng cần ngủ để lấy lại năng lượng cũng như duy trì sự khỏe mạnh. Tuy nhiên, có hàng triệu triệu người trên thế giới hàng ngày phải đối phó với giấc ngủ. Từ sức khỏe đến các yếu tố môi trường đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, chính vì vậy mà không ít người rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc là tỉnh giấc giữa đêm, tỉnh giấc vào một thời điểm nào đó của giấc ngủ trước khi đến giờ cần tỉnh…
Một số người tỉnh dậy giữa đêm do căng thẳng, lo lắng hoặc do ảnh hưởng của giấc mơ. Một số khác lại do sự rối loạn chuyển đổi homrone hay do tiếng động từ người bên cạnh hoặc hàng xóm… Tuy nhiên, thức dậy vào ban đêm khi chưa ngủ đủ giấc và làm một số việc lại có thể gây ra những tác hại không nhỏ đến sức khỏe chứ không phải chỉ là khó ngủ trở lại.
Đặc biệt, khi bị tác động sai cách, bạn có thể phải thức đến sáng trong trạng thái mệt mỏi vì không tìm lại được giấc ngủ. Nếu cũng đang gặp phải vấn đề như thế, thì những lời khuyên hữu ích dưới đây có thể sẽ giúp bạn cải thiện giảm bớt tình trạng thức dậy vào ban đêm của mình đấy.
Không nên ngồi dậy
Nếu bạn vừa trải qua một cơn ác mộng và thấy rằng mình vừa bật dậy để thoát khỏi nó, thì hãy cố gắng đưa cơ thể về trạng thái thăng bằng. Bạn có thể ngồi dậy trên giường khi bị thức giấc nhưng sẽ tốt hơn nếu nằm ngủ lại ngay.
Việc ngồi lên sẽ làm tăng nhịp tim của bạn. Tim của chúng ta thường sẽ đập chậm khi đang ngủ và bắt đầu bơm nhanh hơn khi ngồi dậy. Điều này làm tăng lưu lượng máu lên não, khiến bạn trở nên tỉnh táo và khó ngủ lại hơn.
Không nên kiểm tra điện thoại
Không nên kiểm tra điện thoại.
Màn hình máy tính và điện thoại sẽ có ảnh hưởng xấu đến chu kì giấc ngủ ngon của bạn. Loại ánh sáng màu xanh của các thiết bị điện tử này sẽ phát gửi tín hiệu gây nhầm lẫn cho bộ não của bạn, khiến nhịp điệu sinh học cơ thể bị rối tung lên.
Nói một cách dễ hiểu hơn, việc kiểm tra điện thoại hoặc máy tính sẽ làm cho não bị “hiểu nhầm” rằng đó là ban ngày. Đặc biệt, khi bạn sử dụng điện thoại truy cập vào mạng xã hội sẽ càng khiến giấc ngủ càng khó trở lại hơn.
Không nên kiểm tra đồng hồ
Nếu chẳng may thức giấc lúc nửa đêm, đừng vội vàng kiểm tra đồng hồ. Với những thiết bị điện tử, không chỉ ánh sáng của nó khiến bộ não trở nên tỉnh táo mà khi biết được thời gian, bạn cũng sẽ bị phân tâm hơn.
Ví dụ, khi bạn thức giấc, kiểm tra đồng hồ và thấy đã 4 giờ sáng. Bạn có thể sẽ bắt đầu tính số giờ còn lại để ngủ đến khi phải thức dậy. Điều này sẽ được “nhấn mạnh” vào tâm lí, khiến bạn khó đưa cơ thể trở về giấc ngủ hơn. Thế nên, tốt nhất là kiềm chế sự tò mò và không nhìn vào đồng hồ.
Không nên đánh thức bạn cùng giường
Nếu bạn có thức giấc vào lúc 2 giờ sáng, thì cũng không nên làm phiền người bên cạnh mình. Bạn có thể tự giải quyết vấn đề mà không cần phải đánh thức họ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, bạn cũng cần đánh thức người bên cạnh mình, như việc họ gây ra tiếng ồn khi ngủ. Đặc biệt, với người bị hen suyễn hoặc dị ứng, họ thường sẽ ngáy và tạo ra tiếng thở khó chịu khi ngủ. Để chấm dứt tình trạng này, bạn nên khuyên họ đến gặp bác sĩ để được chữa trị.
Không nên vận động cơ thể
Khi ngủ, cơ thể bạn có xu hướng tĩnh lặng, với tất cả các cơ quan đều ở trạng thái thư giãn. Cơ bắp của bạn cũng được thư giãn giúp cơ thể thoải mái và dễ ngủ hơn.
Thế nên, khi bạn bắt đầu di chuyển, vận động và tạo tiếng ồn xung quanh, việc này sẽ khiến các cơ bắp bị “đánh thức” và làm nó hoạt động trở lại. Điều này sẽ giúp bạn khó khăn để trở lại cảm giác thả lỏng ban đầu, vì lúc này các cơ bắp đều trở nên căng thẳng.
Hạn chế đi tiểu
Nếu uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, bạn có thể sẽ thức dậy vào ban đêm vì bàng quang đang bị căng tràn. Có nhiều người không phải đi vệ sinh vì uống nhiều nước, mà họ buộc phải đi một cách tự nhiên. Những người bị tiểu đường, mang thai hoặc mắc bệnh về tuyến tiền liệt thì không nên nhịn đi vệ sinh.
Tuy nhiên, nếu vì một lí do khác hoặc nhu cầu đi vệ sinh không cao thì có thể không cần thức dậy. Việc này sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng trở lại giấc ngủ hơn là việc ra khỏi giường, bật đèn, rửa tay,… những hành động này đều gửi tín hiệu của sự tỉnh táo đến bộ não.
Làm thế nào để ngủ trở lại?
Điều quan trọng nhất để bạn có thể tìm lại giấc ngủ dễ dàng hơn đó là đưa cơ thể trở về trạng thái thả lỏng. Hãy cảm nhận sự dễ chịu khi được đặt lưng xuống giường và toàn bộ cơ bắp đang thư giãn.
Sau đó, hãy thở sâu, chậm rãi để tâm trí được rơi vào vô thức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng về một vấn đề nào đó, hãy cố tình lái suy nghĩ đến những điều nhẹ nhõm và để cho trí não của bạn chơi “liên kết từ” với chủ đề đó cho đến khi ý thức bắt đầu biến thành những giấc mơ. Nếu làm được những điều đó, bạn sẽ nhanh chóng “bị” ngủ quên.
Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc cơ thể không được tận hưởng trọn vẹn 8 tiếng “vàng” để nghỉ ngơi này là một thiệt thòi lớn. Vậy nên, hãy tạo những thói quen giúp có giấc ngủ tốt hơn như tập một vài môn thể thao nhẹ như đi bộ hoặc yoga, luôn giữ tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm,…
Trường hợp đã làm mọi cách nhưng vẫn không thể cải thiện tình hình, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chưa trị, thay vì sử dụng các loại thuốc hỗ trợ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.